About

Luật Di Trú Hoa Kỳ là loại luật rất phức tạp, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này. Tôi xin chia sẻ về luật di trú Mỹ thay đổi ngày 15 tháng 10 của Tổng thống Donald Trump cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và bổ sung các tài liệu cần thiết để được Sở Di Trú chấp nhận.

*Luật di trú Mỹ mới từ ngày 15/10/2019

- Vào ngày 14/8/2019 đã có thông báo Quy Định Đề Nghị (Notice of Proposed Rulemaking) từ Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (U.S Department of Homeland Security) về vấn đề Điều Luật Cấm Nhập Cảnh vì là Gánh Nặng của xã hội Mỹ (Inadmissibility on Public Charge Grounds).
- Quy định này chính thức được này bắt đầu áp dụng vào 15/10/2019, kể từ thời điểm này trở đi những hồ sơ xin cấp thẻ xanh không bị ảnh hưởng hay nói cách khác là không bị áp dụng theo quy định chính thức này khi đã được nộp trước ngày 15/10/2019.
- Bên cạnh đó Sở Di Trú Mỹ sẽ không chấp thuận những mẫu đơn I-864EZ, I-485, I-864, I-129 và I-539/I-539A và chỉ chấp thuận những mẫu đơn phát hành vào ngày 15/10/2019 mà thôi. Luật mới di trú này đã có thông báo vào ngày chín tháng 10, 2019 trên trang USCIS.

*Hai trường hợp xảy ra nếu bạn nộp đơn xin thẻ xanh với luật di trú Mỹ mới:

- Trường hợp 1: Nếu bạn dùng những mẫu đơn nêu trên hoặc đơn xin thẻ xanh Mỹ mà được phát hành trước ngày 15.10.2019 nhưng Sở Di Trú USCIS lại nhận được đơn của bạn sau ngày 14.10.2019 thì lúc này hồ sơ của bạn sẽ bị trả về và không được công nhận.

- Trường hợp 2: Nếu bạn dùng đơn mới để nộp đơn xin thẻ xanh thì bạn phải bổ sung thêm một mẫu đơn nữa chính là mẫu đơn I-944 (Là mẫu đơn để Sở Di Trú USCIS xét duyệt đương đơn có thuộc vào diện cấm nhập cảnh với lý do gánh nặng xã hội hay không?). Trong mẫu đơn này bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin về tuổi tác, sức khỏe, tình hình tài chính, tình trạng hôn nhân gia đình, học vấn - kỹ thuật và cuối cùng liệt kê những trợ cấp của chính phủ mà bạn đã từng lãnh.

- Theo quy định chính thức về “gánh nặng xã hội” của Chính phủ Mỹ, nếu những ai đã từng lãnh trợ cấp chính phủ và đã trả lại tiền cho chính phủ thì điều đó sẽ được xem là điều tốt và hoàn toàn có lợi thế lớn khi Sở Di Trú USCIS xét hồ sơ đối với người này. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu những người nào đã từng lãnh trợ cấp của chính phủ 12 tháng trong vòng 36 tháng vừa qua thì hồ sơ xin thẻ xanh sẽ bị từ chối.

- Tuy nhiên những đương đơn nào đang đối diện với vấn đề này sẽ mắc phải rất nhiều khó khăn bởi hiện tại chính phủ vẫn chưa có quy định hay phương pháp nào để những đương đơn này có thể trả lại cho chính phủ những quyền lợi trợ cấp mà đương đơn đã từng hưởng.

*Những ai bị ảnh hưởng với luật di trú Mỹ mới 15/10/2019

- Những ai đang còn có suy nghĩ rằng quy định chính thức này chỉ ảnh hưởng đến những đương đơn xin thẻ xanh Mỹ với Sở Di Trú USCIS thôi thì nên lưu ý là người bảo lãnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nhé. Cụ thể là vào đầu năm 2018, Bộ Ngoại Giao Mỹ (Cơ quan này có trách nhiệm cấp chiếu kháng cho người ngoại quốc đủ điều kiện nhập cảnh) đã sửa đổi luật di trú của đất nước này về vấn đề từ chối cấp chiếu kháng di dân vì phòng trường hợp đương đơn có thể trở thành gánh nặng xã hội.

- Có thể bạn chưa biết là những luật lệ mới của Bộ Ngoại Giao Mỹ sẽ được áp dụng tại các Tòa Lãnh Sự Mỹ trên toàn thế giới vì những Tòa Lãnh Sự Mỹ này trên thế giới đều là những cơ quan dưới quyền của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Cũng vì điều này mà đã xảy ra trường hợp Luật Sư Đoàn Di Trú Mỹ đã đưa đơn kiện Bộ Ngoại Giao vì đã âm thầm sửa đổi luật di trú về vấn đề gánh nặng xã hội mà không thông báo theo luật định.

- Cụ thể vào ngày 11.10.2019 vừa qua Bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo “Quy định chính thức tạm thời” (Interim Final Rule) nhằm mục đích để đưa ra lý do của mình và đương đầu với những vụ kiện muốn luật lệ của Bộ Ngoại Giao được căn chỉnh theo “Quy định chính thức của Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ”. Đó cũng là lý do của Quy định chính thức tạm thời của Bộ Ngoại Giao được phát hành.

*Quy định chính thức tạm thời của Bộ Ngoại Giao có gì mới?

- Tiếp tục một lần nữa quy định này lặp lại những gì mà trong “Quy định chính thức” của Bộ An Ninh Nội Địa và có lẽ vì tuyên bố của Tổng Thống Donald Trump không cho nhập cảnh di dân nếu không có bảo hiểm y tế nên Bộ Ngoại Giao Mỹ đã thêm điều lệ về bảo hiểm y tế. Cụ thể là đương đơn có thể có bảo hiểm y tế nhưng không được chính phủ tài trợ thì đây là một điểm tốt khi quyết định đương đơn đó có thể trở thành “Gánh nặng xã hội hay không?”.

- Theo tin tức từ nhà Trắng, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố vào ngày 4.10.2019 sẽ không cho phép những người di dân nhập cảnh nếu không chứng minh được khả năng mua bảo hiểm y tế và sẽ không được chính phủ chịu trách nhiệm chi trả các khoản phí ( còn gọi là đài thọ - cover) trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh nước này. Mục địch của việc này là ngăn chặn những người đã đủ điều kiện nhập cư Mỹ nhưng lại không có khả năng tài chính để mua bảo hiểm y tế.

*Bảo hiểm y tế ở Mỹ

- Bảo hiểm y tế thường được gọi là Obamacare theo chương trình Affordable Care Act (ACA), tuy nhiên vào ngày 3.11.2019 sẽ có một điều lệ mới về bảo hiểm y tế này chính là không được xem là bảo hiểm y tế nữa và sẽ không được chính phủ nước này đài thọ nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ không chịu trách nhiệm chi trả các khoản phí này nữa.

*Thông tin khán di dân tháng 10/2019

- Ưu tiên 1 (Priority Date): Dành cho những con cái trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Mỹ. Ngày ưu tiên là 15/1/2013.
- Ưu tiên 2A (Priority Date): Dành cho vợ/chồng hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân. Ngày ưu tiên là ngày hiện hành.
- Ưu tiên 2B (Priority Date): Dành cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân. Ngày ưu tiên là 1/6/2014.
- Ưu tiên 3 (Priority Date): Dành cho con cái đã có gia đình của công Mỹ. Ngày ưu tiên là 15/9/2007.
- Ưu tiên 4 (Priority Date): Dành cho anh/chị/em của công dân Mỹ. Ngày ưu tiên là 22/11/2006.

Luật di trú Mỹ 2019: https://kornova-viet.com/luat-di-tru-my-2019-va-nhung-thac-mac-bao-lanh-di-tru-my/
Di trú Mỹ diện f4 : https://kornova-viet.com/di-tru-my-dien-f4-phong-van-va-mo-ho-so-tai-so-di-tru-hoa-ky/
Chính sách nhập cư mới của Mỹ : https://kornova-viet.com/chinh-sach-nhap-cu-moi-cua-my-2019/
Website: https://kornova-viet.com/
Recent Activity